Hệ Thống Đẳng Cấp môn võ Việt Nam (Vovinam)

Ngày 27/08/2014 Hội đồng Võ sư Chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo chính thức bổ sung Chuẩn Hoàng Đai – cấp đai dành cho độ tuổi thiếu niên. Theo đó các môn sinh dưới 12 tuổi do chưa đủ tuổi thi lên cấp Hoàng đai theo quy định hiện tại sẽ được phép thi lên cấp “Chuẩn Hoàng đai”. Ở cấp “Chuẩn Hoàng đai” võ sinh sẽ mang đai màu vàng có 2 sọc xanh dương đậm dọc theo sợi đai.

Hệ thống đẳng cấp Vovinam Việt Võ Đạo – hay còn gọi là cấp bậc Đai – được thay đổi bởi Quyết định của Hội đồng Chưởng quản môn phái Vovinam về việc thay Đai Đen (Huyền Đai) thành Đai Vàng không vạch (Hoàng Đai). Bên cạnh đó, một số cấp bậc đai cũng được điều chỉnh thời gian tập luyện để môn sinh Vovinam thấm nhuần kiến thức và kỹ thuật của môn võ.
Ý nghĩa màu đai Vovinam:
Màu xanh: tượng trưng cho màu hi vọng và biển cả, với ý nghĩa người võ sinh đang nuôi hi vọng tiến sâu vào ngành võ thuật và tu dưỡng tinh thần võ đạo.
- Màu vàng: tượng trưng cho màu Vương đạo của Á đông, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã bắt đầu ngấm vào da thịt và tâm hồn của người môn sinh.
Màu đỏ: tượng trưng cho màu máu, màu của lửa sống hào hùng kiên quyết, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm vào máu huyết, đang lưu thông trong thân thể của người môn sinh.
Màu trắng: tượng trưng cho màu xương, với ý nghĩa võ thuật và tinh thần võ đạo đã ngấm sâu vào xương tủy, biến căn cốt con người biểu trưng cho tinh hoa môn phái.
34
12

QUYẾT ĐỊNH BỔ SUNG

“CHUẨN HOÀNG ĐAI”

Chuan Hoang Dai 1
Chuan hoang dai 2

TPHCM tạm dẫn đầu Giải vô địch Vovinam các đội mạnh lần V – Bến Tre 2014

Vận động viên Vovinam Vũng Tàu 
thi triển bài Ngũ Môn Quyền
Sau ngày thi đấu đầu tiên, đoàn võ sĩ TPHCM với 5 HCV và 1 HCB hiện đang tạm dẫn đầu giải. Xếp sau là Cần Thơ 2 HCV, 2 HCB; xếp thứ 3 là Thanh Hóa với 2 HCV.
Trong lễ khai mạc diễn ra tối 16/9 tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Bến Tre, Hội đồng võ sư chưởng quản môn phái Vovinam Việt Võ Đạo trao Hồng đai danh dự cho ông Nguyễn Quốc Bảo – Phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Bến Tre, Chủ tịch Liên đoàn Vovinam tỉnh Bến Tre vì những đóng góp cho việc phát triển và quảng bá môn phái. Song song đó, ông Lê Quốc Ân – Chủ tịch Liên đoàn Vovinam Việt Nam cũng trao bằng đẳng cấp cho ông Nguyễn Quốc Bảo.
Theo thethaohcm.vn

Bóng hồng Vovinam cuốn hút mọi ánh nhìn



Với kỹ thuật tuyệt hảo, các người đẹp Vovinam khiến khán giả ngây ngất với những đường quyền của mình.
Giải vô địch các đội mạnh Vovinam toàn quốc lần V – năm 2014 tranh Cúp VINATEX diễn ra từ 16-20/9 tại Nhà thi đấu TDTT tỉnh Bến Tre.
Giải đấu thu hút gần 350 HLV, VĐV  (292 võ sĩ (106 nữ)) đến từ 26 đơn vị trong cả nước như TP HCM, Cần Thơ, Quân Đội, Bình Dương, Đồng Tháp… và chủ nhà Bến Tre. Các võ sĩ tranh tài ở 42 bộ huy chương gồm 22 hạng cân đối kháng (12 nam, 10 nữ) và 20 nội dung quyền.
Võ sĩ Bảo Trâm dịu dàng ngoài thảm đấu
Võ sĩ Bảo Trâm dịu dàng ngoài thảm đấu
Các trận tranh tài của giải đã diễn ra vô cùng quyết liệt ở các hạng cân đối kháng, cũng như những đòn thế tuyệt đẹp ở nội dung quyền khiến khán giả ngây ngất. Đặc biệt, có nhiều “bóng hồng” xuất hiện tại những phần tranh tài khiến giải càng thêm cuốn hút.
Là các VĐV võ thuật với chế độ tập luyện chuyên nghiệp nên họ có thân hình rất chuẩn. Bên cạnh đó, nội dung bài quyền Vovinam đòi hỏi VĐV phải có thần thái và sắc vóc tốt nên hầu hết các nữ võ sĩ đều có gương mặt ưa nhìn.
Với những phần thi đẹp mắt, các võ sĩ này khiến hàng ngàn khán giả có mặt tại nhà thi đấu tỉnh Bến Tre phải trầm trồ vì tài sắc vẹn toàn của họ.
Võ sĩ Hứa Lê Cẩm Xuân của TPHCM với khuôn mặt sắc sảo trình diễn những tuyệt kỹ Vovinam khiến khán giả háo hức theo dõi bài biểu diễn của cô. Cẩm Xuân là một trong những VĐV giàu thành tích của Vovinam Việt Nam với 3 lần vô địch thế giới các năm 2009, 2011 và 2013. Bên cạnh đó, Xuân vừa giành 2 HCB, 1 HCĐ tại SEA Games 27 tại Myanmar năm 2013.
Ở giải năm nay nữ võ sĩ này đã giành 2 HCV các nội dung Long hổ quyền nữ và Thái cực đơn đao pháp.
Trong khi đó, Phan Thị Bích Ngọc của Bà Rịa Vũng Tàu ngoài những đòn thế đẹp mặt mà cô trình diễn, nhiều khán giả “sững người” bởi nhan sắc của cô. Làn da trắng cùng vóc dáng cân đối cô luôn nổi bật tại các giải đấu mà mình tham dự. Giải năm nay cô giành đã giành HCB nội dung Tinh hoa lưỡng nghi kiếm pháp và HCĐ Long hổ quyền nữ.
Một gương mặt khác của Bà Rịa Vũng Tàu là Nguyễn Bảo Nhi cũng khiến khán giả chú ý vì vẻ đẹp trong sáng của cô. Nữ võ sĩ 17 tuổi này nhưng được đánh giá có tiềm năng rất lớn sau này.
Bên cạnh đó, Nguyễn Thị Thu Thảo của Cần Thơ cũng có một vẻ đẹp rất riêng. Cô được xem là một trong những võ sĩ nội dung quyền nổi bật của Vovinam.
Bảo Trâm (giáp đỏ) mạnh mẽ trên thảm đấu
Bảo Trâm (giáp đỏ) mạnh mẽ trên thảm đấu
Tại giải năm nay, đoàn TP HCM còn có nữ võ sĩ Nguyễn Thị Bảo Trâm được chú ý với khuôn mặt khả ái. Tuy nhiên khi lên thảm đấu, cô cũng rất dũng mãnh khi giành HCB ở hạng cân 45 kg nữ.
Nội dung đối kháng với các võ sĩ nữ vô dùng khắc nghiệt. Để có đủ thể lực thi đấu họ phải luyện tập vô cùng vất vả. Bên cạnh đó, nội dung này rất dễ chấn thương do đó các tay đấm nữ bị ảnh hưởng không ít đối với việc chăm sóc nhan sắc của mình.
Cùng chiêm ngưỡng những khoảnh khắc trên sàn đấu của những người đẹp Vovinam:
Hứa Lê Cẩm Xuân giành HCV Long hổ quyền nữ.
Hứa Lê Cẩm Xuân giành HCV Long hổ quyền nữ
Bích Ngọc Vovinam
Phan Thị Bích Ngọc HCB nội dung Tinh hoa lưỡng nghi kiếm
Bích Ngọc Vovinam 2
Phan Thị Bích Ngọc có khuôn mặt rất ăn ảnh
Bích Ngọc Vovinam 3
Bích Ngọc giành HCĐ nội dung Long hổ quyền nữ
Bảo Nhi Vovinam
Nguyễn Bảo Nhi với vẻ đẹp trong sáng
Bảo Nhi Vovinam 2
Nguyễn Bảo Nhi trong bài Thái cực đơn đao
Thu Thảo Vovinam
Nguyễn Thị Thu Thảo giành HCB Long hổ quyền nữ.
Hứa Lê Cẩm Tú Vovinam
Bài quyền của võ sĩ Hứa Lê Cẩm Xuân
Thu Thảo Vovinam 2
Những động tác dứt khoát mạnh mẽ của võ sĩ Nguyễn Thị Thu Thảo
Theo Khampha.vn
Một vài hình ảnh khác:
Vovinam
Vovinam
Vovinam
Vovinam
Vovinam
Vovinam

Võ đạo của võ cổ truyền Bình Định

Võ đạo là cái đạo của người học võ, cái đạo của con người sống trong trời, đất, được thể hiện một cách sinh động qua bản sắc văn hóa, truyền thống, phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế-xã hội và cốt cách con nhà võ, cùng với quá trình giáo dục, tự giáo dục, tu tâm, dưỡng tính gắn với các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với cộng đồng ngay từ lúc sinh ra đến khi nhắm mắt lìa đời.
Hơn thế nữa, võ đạo trong võ cổ truyền Bình Định được hun đúc qua bao đời và trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc, được thể hiện khá rõ nét, cụ thể:
1. Truyền thống thượng võ, chống ngoại xâm
Mỗi con người chúng ta đều gắn liền với quê hương, xứ sở, luôn tự hào về truyền thống tốt đẹp của quê hương, xứ sở mình, và đều mang trong mình dòng máu của cha ông, của dân tộc.
Mỗi khi đất nước có họa ngoại xâm, thì mọi người già trẻ trai gái đều hăng hái tập luyện võ nghệ, sử dụng các loại binh khí, các miếng võ bí truyền và ai có súng dùng súng, ai không có súng thì gươm, giáo, mác, gậy, gộc, đồng lòng chung sức nhất tề đánh đuổi quân thù và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh đến hơi thở cuối cùng, nhưng khi quân thù bại trận thì dân ta rất mực khoan hồng, độ lượng, hành sự đúng mực trượng phu.
Truyền thống đó được hun đúc qua 4000 năm lịch sử đấu tranh oanh liệt, chống ngoại xâm, chống bất công, áp bức, cường quyền, cùng nhau chung lưng đấu cật, chia ngọt sẻ bùi, đoàn kết xây dựng cuộc sống và bảo tồn giống nòi Lạc Việt.
Từ đó, cho dù ở phương trời nào, chúng ta cũng nhớ về cội nguồn, tổ tiên, luôn tự hào về các bậc tiền nhân đã dày công dựng nước, giữ nước, đánh đuổi quân thù, thu phục giang sơn về một mối, trong đó có các võ quan, võ tướng, các võ sư, võ sĩ đã không tiếc máu xương vun đắp nên truyền thống võ hào hùng của dân tộc Việt Nam mãi mãi trường tồn.
2. Truyền thống uống nước nhớ nguồn
Dân tộc ta có truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ kẻ trồng cây”. Nhắc lại chuyện xưa: khi Nguyển Ánh lên ngôi, đã hủy diệt toàn bộ thành quả của nhà Tây Sơn, trong đó có sự nghiệp võ học lẫy lừng của nhà Tây Sơn, nhưng người dân Bình Định, nhất là các học giả, các nhà nghiên cứu, các nhân sĩ, trí thức, các võ sư, võ sĩ, đã một lòng một dạ trung thành với những di sản và tinh hoa võ học chân truyền của nhà Tây Sơn, vẫn tôn thờ vị hoàng đế Quang Trung. Nhiều người khi được dụ hàng để được hưởng ân sủng, chức tước, bổng lộc của nhà Nguyễn, đều từ chối và quyết tâm chiến đấu, hy sinh đến giọt máu cuối cùng, lưu lại tiếng thơm cho muôn đời sau.
Nhiều nhà thi đỗ tiến sĩ, cử nhân võ nhưng không ra làm quan mà vẫn trung thành với “chủ cũ” đã tìm mọi cách để tập hợp tư liệu, biên soạn lại sách, giáo trình, các bài thiệu, các bài thuốc võ, bí mật truyền bá, lưu truyền cho các thế hệ mai sau, khỏi mất gốc, nhờ vậy, mà võ cổ truyền Bình Định không bị mai một, bế tắc mà còn ăn sâu bén rễ và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu được trong đời sống văn hóa của nhân dân Bình Định.
Người Bình Định, từ người có võ công cao cường, đến người hiểu biết võ nghệ chút ít đều luôn một lòng tôn kính giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của dòng võ cổ truyền Bình Định, ra sức truyền bá và bảo tồn võ đạo, võ lý, võ y, võ thuật, võ nhạc và những tinh hoa độc đáo của tổ tiên, tiếp tục truyền lại cho các thế hệ mai sau.
3. Truyền thống võ sĩ đạo và trọng nhân nghĩa
Đây là truyền thống cực kỳ quý báu đã ăn sâu vào máu thịt của người Việt Nam, trong đó có người dân “đất võ”. Trong lĩnh vực võ học, người học võ trước tiên phải là người có bản lĩnh, luôn lấy tâm đạo để chế ngự tà đạo, phải có cốt cách diện mạo của con nhà võ. “Tâm đạo” là nói đến tu luyện tư duy đạo đức làm người, sống phải cao thượng, trung với nước, hiếu với dân. Trung thực với môn phái, truyền dạy những điều hay, việc nghĩa. Một võ sĩ chân chính là một công dân tốt. Còn “Tà đạo” là sự đam mê tửu sắc, dâm ô trụy lạc, rượu chè say sưa, gây lộn đánh người, phá rối xã hội, bất chấp kỷ cương phép nước. Đây là những điều cấm kỵ đối với môn sinh học võ cổ truyền Bình Định. Ngoài ra, người võ sĩ đạo còn phải được truyền thụ thuần thục về tâm pháp và thực hiện nghiêm túc những điều cần làm và cấm làm:
- Phải giữ gìn bản thân luôn trong sáng, thuần khiết.
- Phải chuyên cần tập luyện võ công suốt đời và trung thành với môn phái.
- Phải phát huy và truyền dạy võ công của môn phái theo “chính đạo”.
- Không phản thầy, hại bạn, hà hiếp người khác.
- Không khoe mình, chê người.
- Không có tư tưởng thắng thì làm “vua”, thua thì làm “giặc”.
Khi thâu nhận võ sinh, người thầy bao giờ cũng chú trọng tướng diện, cử chỉ, lời nói, cung cách xử sự, nhân thân, lai lịch của người học trò để truyền dạy hay từ chối không truyền dạy, hoặc chỉ truyền dạy một ít thảo thức thông thường (ngay cả người thân trong dòng họ cũng vậy). Sau khi được thử thách để tuyển chọn, môn sinh phải lễ cúng tổ và được thử thách về sức chịu đựng, sự kiên trì, gan dạ, về đạo đức, tư cách, về sự trung thành với môn phái, tuân thủ môn quy, đặc biệt là sự tôn sư trọng đạo. Lễ cúng tổ được tổ chức trang nghiêm và theo nghi thức võ cổ truyền Bình Định, người thầy đứng lên đọc văn tế ông Tổ nghề võ. Sau khi cúng Tổ, đệ tử làm lễ khởi động tay chân…
Người xưa thường nói: “Đệ tử tầm Sư dị, Sư tầm đệ tử nan” – người muốn học võ, nghe thầy giỏi tìm đến không khó; thầy muốn truyền dạy võ thuật cho đệ tử không phải dễ, bởi lẽ thầy phải “chọn mặt gửi vàng”, phải chọn người có đạo đức trong sáng, hành động đúng mực trượng phu.
Mỗi bài tập đều có phần “lễ Tổ” và “bái Tổ”. Bái Tổ chính là thể hiện sự tôn kính tổ tiên, môn phái, kính thầy, yêu quý đồng môn. Những người giỏi võ cuộc sống thường rất bình dị, tài võ nghệ chỉ tiềm ẩn bên trong con người giàu lòng vị tha, khiêm tốn, ít khi lộ diện ra bên ngoài. Ngoài ra, họ còn có các đức tính như: Tín-Nghĩa-Hiệp-Dũng, đây chính là tinh thần và mục đích của người võ sĩ đạo chân chính. Chữ “Tín” ở đây muốn nói lên từ cái tâm của con nhà võ, lời nói phải đi đôi với hành động, không đem võ ra “bán” theo dạng võ Sơn Đông. Không hại người, không ỷ mạnh hiếp yếu, luôn bảo tồn võ đạo, uy tín môn đồ, mọi việc đều xử sự một cách trong sáng, chính nghĩa, không làm điều phi nghĩa, thất nhân, thất đức – đó là “nghĩa”. Còn “hiệp”, “dũng” là những đức tính không thể thiếu được của con nhà võ, luôn sẵn sàng diệt gian, trừ ác, thấy sự bất bình không khoanh tay đứng nhìn.
Hay nói cách khác, ở Bình Định, học võ là để giữ thân, giữ nhà, cứu người, giúp đời khi cần thiết, người có võ công càng cao thì đức tính lại càng khiêm nhường, thường sống ẩn dật, không phô trương, kiêu ngạo, không đánh người “dưới ngựa” hoặc truy thù đến cùng, nhưng một khi đã ra đòn thì phải hạ thủ.
Nói tóm lại, võ đạo chính là đạo đức trong sáng, đức tính cao cả, tâm hồn hỷ xả của con người có võ, người có võ mà thiếu đạo đức thì sẽ trở thành một tai họa không thể lường hết được và sự nguy hại không những cho bản thân, gia đình mà cho cả xã hội nữa.
Chính vì vậy mà võ cổ truyền Bình Định luôn đặt vai trò, vị trí và tầm quan trọng của việc giáo dục, truyền thụ võ đạo lên hàng đầu trong toàn bộ sự nghiệp chấn hưng nền võ học chân truyền, cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai góp phần hình thành con người mới phát triển toàn diện, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc.

Cựu SAO bóng đá Anh “đại náo” sàn đấm bốc

Leon McKenzie tiếp tục nối dài chuỗi trận bất bại lên con số 4.
Bắt đầu thi đấu chuyên nghiệp từ ngày 29/6/2013, Leon McKenzie đã trải qua 4 trận bất bại (3 trận thắng, 1 trận hòa) kể từ khi bước lên võ đài đấm bốc. Đối thủ mới nhất vừa bị đả bại dưới tay của McKenzie là tay đấm người Bulgaria Nikola Varbanov trong trận đấu được tổ chức tại York Hall (London).
1394449950 the thao mckenzie 2 Cựu SAO bóng đá Anh “đại náo” sàn đấm bốc
Leon McKenzie (phải) hạ gục võ sĩ 19 tuổi Nikola Varbanov
Leon McKenzie năm nay 35 tuổi, không khởi nghiệp ở môn đấm bốc mà là… bóng đá. Cựu cầu thủ của Norwich từng thi đấu ở Premier League và khoảnh khắc đáng nhớ nhất là khi anh ghi bàn quyết định đánh bại MU vào năm 2005. Trước đó McKenzie khoác áo Crystal Palace từ năm 1995 đến 2000 và sau đó là Peterborough United, rồi gắn bó với Norwich trong 3 mùa giải từ 2003 đến 2006.
1394449950 the thao mckenzie 6 Cựu SAO bóng đá Anh “đại náo” sàn đấm bốc
McKenzie đang tỏa sáng trên sàn đấu sau khi giữ từ sự nghiệp quần đùi áo số
Là con trai của cựu võ sĩ hạng bán trung Clinton McKenzie và cũng là cháu trai của Duke McKenzie, võ sĩ từng 3 lần vô địch thế giới vào năm 1992. Leon đã quyết định thi đấu quyền anhchuyên nghiệp sau khi tuyên bố treo giày vào năm 2013.
1394450051 the thao mckenzie 8 Cựu SAO bóng đá Anh “đại náo” sàn đấm bốc
McKenzie ăn mừng bàn thắng giúp Norwich đả bại MU năm 2005
Và trái ngược với sự nghiệp có phần thăng trầm trên sân cỏ, McKenzie đang cho thấy tiềm năng có thể thách thức những đối thủ tên tuổi trong làng quyền anh thế giới.
Source: Vo Thuat – Vo Viet Nam

Ngày Phụ Nữ Việt Nam của CLB võ thuật Vovinam

Vovinam Việt Võ Đạo là môn võ thuật – võ đạo được Võ sư Nguyễn Lộc sáng lập vào năm 1936 nhưng lúc này hoạt động âm thầm, đến 1938 mới đem ra công khai đồng thời ông đề ra chủ thuyết “Cách mạng tâm thân” để thúc đẩy môn sinh luôn luôn canh tân bản thân, và hướng thiện về thể chất lẫn tinh thần.
Về nội dung, Vovinam có hai phần: võ thuật Việt Nam (Việt Võ Thuật) và võ đạo Việt Nam (Việt Võ Ðạo)
Trong cái tên Vovinam Việt Võ Đạo thì Vovinam là gốc rễ, cội nguồn, còn Việt võ Ðạo là hoa trái của Vovinam sau quá trình mấy chục năm phát triển. Có thể gọi Vovinam hay Việt Võ Ðạo cũng Ðược. Cách gọi đầy đủ và đúng nhất là Vovinam Việt Võ Ðạo.
Vovinam là từ quốc tế hóa của từ võ thuật – võ đạo Việt Nam. Bên cạnh việc tập luyện võ thuật, binh khí, các võ sinh còn tập luyện ngoại công, khí công và coi trọng việc trau dồi nhân tính. Vovinam có các đòn bay cao kẹp cổ nổi tiếng còn gọi là “Đòn chân tấn công”, luôn có mặt trong các buổi biểu diễn.
Trong các môn võ của Việt Nam, Vovinam được phát triển qui mô và rộng lớn nhất với nhiều môn sinh có mặt ở hơn 40 nước trên thế giới, trong đó có Ba Lan, Bỉ, Campuchia, Đan Mạch, Đức, Hoa Kỳ, Maroc, Na Uy, Nga, Pháp, Romania, Thụy Sĩ, Thụy Điển, Singapore, Uzbekistan, Thái Lan, Ý, Úc, Ấn Độ, Iran, Tây Ban Nha…
Vovinam Việt Võ Đạo được sáng lập bởi Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc (1912 – 1960). Dựa trên nền tảng võ và vật cổ truyền của dân tộc, Cố Võ sư Sáng tổ Nguyễn Lộc đã hoàn thành việc nghiên cứu Vovinam vào năm 1938.
Và Vovinam không chỉ tập luyện để nâng cao thể lực cũng như rèn luyện tính cách con người. Mà còn thể hiện được sự đoàn kết. Tinh thần đoàn kết giữa các võ sinh được thể hiện rất rõ nét trong các buổi tập và những buổi sinh hoạt tập thể. 
Ngày 20/10/2014 vừa qua, để thể hiện sự đoàn kết giữa các CLB nói chung và các võ sinh nói riêng. CLB Võ Thuật 5S Trường CĐKT TP.HCM đã cùng với CLB Võ Thuật Khoa Học Tự Nhiên đã tổ chức ngày 20/10 thật ấm cúng và vui vẻ trong tình yêu thương lẫn và giúp đỡ lẫn nhau. Và đồng thời, 20/10 vừa qua cũng là ngày diễn ra vòng chung kết cuộc thi Miss Vovinam với những bài thi của các thí sinh diễn ra thật sôi nổi và đầy kịch tính...
Dưới đây là một số hình ảnh vui vẻ cùng nhau trong ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 của các bạn võ sinh của 2 CLB. Bấm vào hình để xem lớn. Các bạn bấm vào đây để download bộ ảnh đầy đủ