Toàn cảnh New York bị chôn vùi trong bão tuyết

Bão tuyết dữ dội khiến bang New York và nhiều bang khác của Mỹ ngập trong tuyết dày đến hơn 80 cm. Đây được xem là một trong những trận bão tuyết kinh khủng nhất ở New York.

Nhà nhà bị tuyết bủa vây ở West Seneca, New York.

Sân vận động Ralph Wilson ở Orchard Park, New York cũng bị chôn vùi trong tuyết.

Bethany Hojnacki cùng chồng chào đón bé Lucy Grace Hojnacki chào đời tại một trạm cứu hỏa ở phía nam Buffalo, New York

Người dân tự dọn tuyết trên mái nhà và lối đi của nhà mình.

Xe cộ trùm tuyết trắng ở Orchard Park, New York.

Xe tải chết dí tại chỗ ở Cheektowaga, ngoại ô Buffalo, New York.

Ô tô mắc kẹt tại Mile Strip Road trên đại lộ số 219 ở Buffalo, New York.

Một xe dọn tuyết mở đường cho xe cấp cứu tại khu vực Tây Seneca, Buffalo hôm 18/11.

Một người đàn ông tự dọn đường, giải thoát cho nhà mình ở Depew, New York.

Hàng dài xe tải xếp hàng chờ đợi đến lượt đổ tuyết tại bãi ở Buffalo, New York.

Andrew Cuomo, Thống đốc bang New York, chia sẻ với lái xe tải bị mắc kẹt trên đường I-190 ở khu vực Tây Seneca, New York hôm 19/11.

Đoàn xe đi thị sát của Thống đốc bang New York đến khu vực ở Tây Seneca, New York hôm 19/11.

Các cư dân sắp chết đói ở Buffalo lùng sục thực phẩm trong xe tải Doritos.

Một con chó mắc kẹt trong ngôi nhà ở Buffalo, New York vì tuyết ở bên ngoài đã lấp kín cửa.

Tuyết quá dày đến trên dưới 1m khiến việc dọn dẹp tuyết vô cùng khó khăn, kể cả dùng máy.

Ô tô phủ dày tuyết khiến người chủ nếu muốn đi thì phải mất nhiều giờ dọn dẹp.

Tàu vận tải đi xuyên qua phía tây bang New York, trong khi đó tàu phục vụ hành khách tạm dừng hoạt động.

Dự báo nhiệt độ trong nhiều ngày nữa sẽ vẫn thấp ở dưới mức trung bình so với thời điểm này hàng năm dù có ấm lên một chút.

Một ngôi nhà ở Buffalo, New York đóng băng khi nhiệt độ giảm xuống mức âm 13 độ C. Mấy ngày qua, nhiệt độ còn xuống đến mức âm 20 độ C.

Bầu trời phía trên không phận Buffalo, New York cho thấy cơn bão tuyết tiếp tục di chuyển vào thành phố từ hồ Erie.

Bị tuyết tấn công, nhiều ngôi nhà sập mái, thậm chí còn vỡ tan tành cửa kính.

Tuyết quá nặng biến các ngôi nhà thành động băng tuyết. Người dân phải dùng xẻng hất bớt tuyết xuống.

Nhiều cư dân New York mắc kẹt trong nhà đã cố tìm cách giải trí để cảm thấy bớt u ám với tình cảnh tồi tệ.

Hàng không cũng gần như tê liệt ở nhiều nơi.
YanNews

Mỹ tung máy bay đi săn tàu ngầm Trung Quốc

Sà xuống độ cao 500 feet trên Thái Bình Dương, trung tá hải quân Bill Pennington lái chiếc máy bay trinh sát tối tân P-8 của hải quân Mỹ về phía một con tàu khả nghi ở phía nam Nhật Bản.

Ở phía cuối máy bay, kỳ thực là một Boeing 737 đã đại tu này, phi hành đoàn chăm chú thám sát con tàu bằng hàng loạt thiết bị trinh thám và giám sát, kể cả radar, GPS và các camera hồng ngoại. Kết quả chuyến đi săn không có gì đáng quan tâm: con tàu đó là một tàu chở công ten nơ của Singapore. Chiếc P-8 gầm lên tăng độ cao, phi hành đoàn phẩy tay cho qua. Mục tiêu của họ phải là thứ đáng giá và nguy hiểm hơn nhiều: tàu ngầm của Trung Quốc.
Trinh thám cơ này là một trong 6 chiếc P-8 Orion mà Mỹ điều đến căn cứ ở Okinawa từ tháng 12 năm ngoái, như một phần trong chiến lược xoay trục về châu Á, triển khai nhiều hơn các nguồn lực ngoại giao và quân sự về khu vực này nhằm đối phó với năng lực quân sự cũng như sự quyết đoán ngày càng gia tăng của Trung Quốc.
P-8-Poseidon-jpeg-5314-1414471513.jpg
Máy bay trinh sát và chống ngầm P-8 Poseidon. Ảnh: Military Today
Quần đảo Okinawa có tầm quan trọng đối với chiến lược của Mỹ, bởi nó án ngữ một bề của biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đó cũng là nơi mà Mỹ có căn cứ gần nhất tới Biển Đông, nơi Trung Quốc đang sa vào tranh chấp chủ quyền với một loạt nước Đông Nam Á.
Okinawa cũng tọa lạc ngay cạnh một trong các lối đi quan trọng - eo biển Miyako, nơi các tàu ngầm Trung Quốc thường sử dụng để đi ra Thái Bình dương. "Chúng tôi thường làm thế này, nếu họ đi từ A đến B, chúng tôi sẽ khai thác vấn đề đó", Pennington nói. Ông cho rằng máy bay trinh sát P-8 là thứ giúp thay đổi cuộc chơi, bất chấp việc nhiều người chỉ trích chính phủ Mỹ đầu tư tới 34 tỷ USD cho việc phát triển và mua sắm phi đội P-8.
Phản lực trinh sát này sẽ thay thế các máy bay cánh quạt P-3 ở Okinawa. P-3 được phát triển từ những năm 1960 nhằm săn lùng tàu ngầm của Liên Xô. Máy bay P-8 hiện có khả năng thả và theo dõi 64 "phao âm học" (sonarbuoy), gấp đôi năng lực của P-3.
Trinh thám cơ thế hệ mới có thể theo dõi mục tiêu trong tầm 1.200 hải lý, xa hon 300 hải lý so với P3, có thể hoạt động hiện trường 4 giờ trước khi phải trở về căn cứ.
"Khả năng của máy bay cho phép chúng tôi xuống đến tận phía nam của South China Sea", Đại tá Mike Parker, chỉ huy Lực lượng số 72 Hải quân Mỹ, nói và dùng tên tiếng Anh của Biển Đông. "Chúng tôi vẫn thường xuống đó. Chúng tôi có đủ khả năng xác định vị trí của tàu ngầm, và nếu cần, thông báo cho họ rằng chúng tôi biết họ ở đâu".
Hoạt động của P-8 khiến nó có thể ở vào tình thế đối đầu với sức mạnh của  Trung Quốc. Hồi tháng 8, Mỹ công bố hình ảnh cho thấy chiến đấu cơ của Trung Quốc nhào lộn và phơi bụng khoe vũ khí ngay trước mũi P-8, phía trên đảo Hải Nam. Đây là nơi Trung Quốc có căn cứ tàu ngầm. Phía Trung Quốc khẳng định phi công của họ bay an toàn và yêu cầu Mỹ ngừng các chuyến bay trinh sát gần căn cứ của Trung Quốc.
Tuy nhiên Mỹ tuyên bố các chuyến bay đó thực hiện ở không phận quốc tế, thậm chí còn đưa P-8 xuống Biển Đông nhiều giờ hơn thông qua đàm phán với các nước trong khu vực này nhằm sử dụng các đường băng và bãi đáp phục vụ các chuyến săn ngầm.
Tầm hoạt động gia tăng của P-8 cũng như tính thiết yếu của các bãi đáp trong khu vực đã được chứng tỏ khi chiến dịch tìm kiếm MH370 diễn ra đầu năm nay. Qua chiến dịch đó, Mỹ cũng đã đề xuất và thực hiện việc hợp tác chặt chẽ hơn với các quốc gia nhằm tăng năng lực chống ngầm cho hạm đội của họ. Mỹ có kế hoạch cho P-8 hoạt động phối hợp với phi cơ không người lái Triton. Chiếc Triton đầu tiên sẽ triển khai tại Guam năm 2017.
Tuy có tầm xa hơn, tốc độ nhanh hơn và sử dụng được nhiều phao âm học hơn, công nghệ săn ngầm của P-8 vẫn không khác thời Chiến tranh Lạnh. Vừa phụ thuộc khoa học vừa phụ thuộc bản năng, kỹ thuật chiến tranh ngầm của chúng ta ngày nay vẫn dựa vào tính chất phức tạp của đại dương. Không một vệ tinh hay radar nào có thể phát hiện vật thể dưới nước. Cách hữu hiệu nhất để tìm một con tàu ngầm là sử dụng thiết bị sonar để nghe động cơ của tàu, hoặc nghe các tín hiệu vọng âm, hay tiếng "ping" phản lại từ vỏ kim loại của nó.
Các tàu ngầm tìm cách tránh bị phát hiện bằng cách giữ cho động cơ thật êm, hạn chế phát tín hiệu viễn thông và lẩn mình bên dưới "lớp nhiệt" -  lớp giữa phần nước ấm hơn gần bề mặt đại dương và phần lạnh hơn ở phía dưới - nơi có phản âm.
P-8 cũng phối hợp với các vệ tinh chuyên theo dõi các căn cứ tàu ngầm, với các microphone đặt dưới lòng biển nhằm nghe tiếng của tàu ngầm, và với các tàu trên mặt biển - loại kéo theo hàng loạt thiết bị âm học. Một khi phát hiện mục tiêu tiềm tàng, P-8 thả các phao âm học theo hình mạng lưới, sau đó xử lý các dữ liệu thu được từ phao để khoanh vùng mục tiêu.
Dữ liệu hiển thị trên một màn hình ở phía cuối máy bay, được phân tích bởi các chuyên gia như Robert Pillars. Anh được huấn luyện để nghe các tín hiệu âm học của tàu ngầm Trung Quốc.
"Nếu có tàu ngầm nằm trong phạm vi phát hiện của các phao âm học, tôi sẽ tìm ra nó", anh nói khi ngồi phía đuôi chiến P-8 vừa xuất kích. "Đó là một nghệ thuật. Bạn có khi theo đuổi một con tàu đến hai lần và cả hai đều nhầm lẫn, do mỗi lần nó 'kêu' một cách khác nhau. Điều quan trọng là phải được học và phải có bản năng phù hợp".
pilot-P8-3415-1414471513.jpg
Phi công trong buồng lái chiếc P-8, đang bay trong khu vực tây Thái Bình Dương. Ảnh: Dominic Nahr
Cho đến gần đây, việc tìm ra tàu ngầm Trung Quốc khá dễ dàng. Hầu hết tàu của nước này là loại chạy bằng dầu diesel, thường bị phát hiện vì cứ vài giờ một lần lại ngoi lên mặt nước để "thở". Các lò phản ứng hạt nhân trên các tàu thế hệ mới của Trung Quốc thì thậm chí còn ồn hơn.
Tuy nhiên, năm 2006, hải quân Mỹ bị bất ngờ khi một con tàu ngầm lớp Tống chạy diesel của Trung Quốc trồi lên ngay trong tầm phóng ngư lôi của hàng không mẫu hạm Kitty Hawk, mà tàu Mỹ không hề biết trước.
"Trung Quốc ngày nay đã có những tàu ngầm rất êm, khiến cho việc phát hiện chúng ngày càng khó khăn", đại tá hải quân Parker nói. "Nếu anh không giỏi, anh không thể phát hiện".
Kể từ sau vụ Kitty Hawk, Mỹ tăng cường hoạt động tuần tra chống ngầm. Nhưng Trung Quốc cũng triển khai thêm nhiều tàu mặt nước, tàu ngầm, máy bay và tên lửa được thiết kế để ngăn chặn khả năng trinh thám của Mỹ gần bờ biển Trung Quốc.
Năm 2009, 5 tàu Trung Quốc đã quây chiếc USNS Impeccable, một trong những tàu chống ngầm hiện đại nhất của Mỹ, ở vùng biển quốc tế gần căn cứ tàu ngầm của Trung Quốc ở đảo Hải Nam. Cuối năm ngoái, Trung Quốc bất ngờ thiết lập vùng nhận dạng phòng không và cảnh báo sẽ thực hiện các biện pháp phòng vệ cần thiết trước các chuyến bay không thông báo của nước ngoài.
Nhiều chuyên gia quân sự e rằng Trung Quốc sẽ tiếp tục lập vùng nhận dạng tương tự trên Biển Đông, cho dù Bắc Kinh suốt nhiều tháng nay khẳng định họ không có ý định đó. Mục tiêu cuối cùng của Trung Quốc, theo nhận định của giới phân tích, là biến Biển Đông thành địa bàn vững chắc cho các tàu ngầm của họ, như Liên Xô từng có những thành trì cho hoạt động của hạm đội tàu ngầm thời Chiến tranh Lạnh.
Nếu các máy bay và tàu mặt nước của Trung Quốc có thể chặn lực  lượng chống ngầm của Mỹ từ xa, thì đội tàu ngầm của Trung Quốc sẽ rảnh tay tuần tiễu khắp các vùng biển gần bờ và âm thầm lượn ra khơi xa ở Thái bình dương mà không ai biết.
"Tình thế sẽ giống thời Chiến tranh Lạnh", đại tá Parker nhận xét.
Ánh Dương (theo WSJ)

Mỹ và Trung Quốc gườm nhau dưới đáy đại dương

Tàu ngầm Trung Quốc
đậu tại căn cứ hải quân Ngong Shuen Chau,
Hong Kong. Ảnh:
Reuters
Ngay khi Trung Quốc tăng năng lực tàu ngầm và các tên lửa đi kèm, Mỹ cũng điều lực lượng đối ứng kể cả trong lòng biển lẫn trên không, nhằm đảm bảo khả năng nhận diện, xác định và kiểm soát đối thủ.

Cuối tháng 10/2013, Trung Quốc chính thức công khai việc mình sở hữu lực lượng tàu ngầm hạt nhân và thị uy với thế giới bằng cách tuyên bố tên lửa từ tàu ngầm của họ có thể vươn tới Mỹ.
Nhiều chuyên gia nhận định, việc Bắc Kinh triển khai tàu ngầm hạt nhân có thể mở màn cho một cuộc cạnh tranh trong lòng biển đầy căng thẳng ở khu vực châu Á, giống với tình thế "mèo vờn chuột" giữa tàu ngầm Mỹ và Liên Xô suốt thời kỳ Chiến tranh Lạnh. Khi đó, hai bên đều điều tàu ngầm hạt nhân ẩn nấp dưới đáy biển, sẵn sàng tìm kiếm, bắn tên lửa và tiêu diệt lẫn nhau.
Khi Trung Quốc tăng cường sức mạnh dưới đáy biển, Mỹ và đồng minh cũng cần thúc đẩy phát triển các đơn vị tàu ngầm và phương pháp chống ngầm mới ở châu Á nhằm đối chọi lại. Mỹ di chuyển tàu ngầm của mình lên tuyến đầu. Đây là một bước đi trong chiến lược mà nước này gọi là tái cân bằng, tập trung vào nguồn lực quân sự và ngoại giao ở châu Á.
60% lực lượng đáy biển và một nửa hạm đội trên biển của Mỹ đang quy tụ tại Thái Bình Dương. Hải quân Mỹ cũng dự định triển khai tàu ngầm hạt nhân thứ 4 tại đảo Guam vào năm tới.
Từ tháng 12, Mỹ bố trí 6 máy bay chống ngầm P-8 Poseidon ở Okinawa, Nhật Bản. Quần đảo Okinawa có tầm quan trọng đối với chiến lược của Mỹ, bởi nó án ngữ một bề của biển Hoa Đông, nơi đang có tranh chấp chủ quyền gay gắt giữa Tokyo và Bắc Kinh. Đó cũng là nơi mà Mỹ có căn cứ gần nhất tới Biển Đông, nơi Trung Quốc đang sa vào tranh chấp chủ quyền với một loạt nước Đông Nam Á.
Washington cũng hồi sinh một hệ thống dưới biển nhằm phát hiện các tàu ngầm Liên Xô hay thử nghiệm công nghệ mới như: máy bay không người lái có khả năng tìm kiếm dưới nước để nhận diện tàu ngầm Trung Quốc.
Chuẩn đô đốc Phillip Sawyer, chỉ huy hạm đội tàu ngầm Mỹ ở Thái Bình Dương, cho biết, hiện tại có nhiều tàu ngầm của họ hoạt động trong khu vực hơn thời Chiến tranh Lạnh.
Mối quan tâm của Mỹ lúc này là làm sao để duy trì năng lực của lực lượng tàu ngầm khi mà các dự án đầu tư cho hải quân đang gặp khó khăn tài chính. Hạm đội tàu ngầm có thể bị giảm xuống chỉ còn 44 chiếc vào năm 2028.
Các quốc gia lân cận cũng có những nước đi đề phòng trước bước phát triển quân sự mới của Trung Quốc. Australia cho biết họ đang lên phương án mở rộng và nâng cấp tàu ngầm cùng các đơn vị chống ngầm của mình. Việt Nam từ tháng 12 năm ngoái tiếp nhận ít nhất 2 chiếc tàu ngầm được sản xuất theo đơn đặt hàng ký với Nga.
Những yếu điểm
checkpoint-JPG-5375-1414547196.jpg
Tàu ngầm Trung Quốc phải vượt qua những eo biển hẹp hoặc tuyến huyết mạch (màu đỏ) được giám sát chặt chẽ để có thể tới Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương. Đồ họa: WSJ
Khi được hỏi về việc liệu Bắc Kinh có cố gắng để sao chép các mẫu tàu ngầm của Mỹ hay không, ông Xu Guangyu, thiếu tướng về hưu, cựu phó chủ tịch Viện Quốc phòng Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc phủ nhận và thêm rằng "chúng tôi không ngu ngốc đến mức ấy".
"Nhưng chúng tôi cần duy trì đủ số tàu ngầm hạt nhân để trở thành một lực lượng đáng tin cậy và đạt những lợi thế cạnh tranh nhất định", Xu nói. "Chúng phải được đưa tới Thái Bình Dương và những nơi khác trên thế giới".
Trong thời bình, những tàu ngầm chiến đấu, thường được mệnh danh là "thợ săn - sát thủ" (hàm ý hai chức năng riêng biệt) có thể được Trung Quốc sử dụng để bảo vệ các tuyến đường biển, theo dõi tàu thuyền nước ngoài và thu thập thông tin tình báo. Khi xung đột xảy ra, chính những chiếc tàu ngầm này sẽ dễ dàng tiếp cận tàu của đối phương và trở thành mối đe dọa.
Tuy nhiên, hai hành trình mới nhất, vượt eo biển Malacca, cập bến Ấn Độ Dương của tàu ngầm Trung Quốc hồi tháng 12 năm ngoái và tháng 9 năm nay đã hé lộ những yếu điểm mà Bắc Kinh gặp phải. Họ cần thông qua những eo biển hẹp để tiếp cận Ấn Độ Dương hay Thái Bình Dương. Trong khi đó những tuyến huyết mạch như eo Malacca, Sunda, Lombok, Luzon, Miyako..., rất dễ bị giám sát và ngăn chặn.
Văn phòng Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) nhận định, Trung Quốc sẽ vượt một mốc rất quan trọng trong năm nay khi họ triển khai thế hệ tàu ngầm boomer, lần đầu tiên được trang bị đầy đủ các loại tên lửa hạt nhân hiện đại nhất. Boomer là một từ lóng sử dụng rộng rãi để chỉ thế hệ tàu ngầm tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân có phạm vi hoạt động lớn.
Cả chuyên gia Mỹ và Trung Quốc đều cho rằng tàu boomer của Bắc Kinh không thể dễ dàng vượt qua các eo biển mà không bị phát hiện. Boomer "quá ồn ào", Wu Riqiang, cựu chuyên gia tên lửa, từng theo học ngành chiến lược hạt nhân tại Đại học Renmin, nhận xét. "Nếu như còn gây ra quá nhiều tiếng động thì anh không thể vượt qua các tuyến huyết mạch".
Hơn nữa, khả năng chống ngầm của Trung Quốc cũng chưa đủ mạnh khi đem so sánh với Mỹ. Tàu ngầm Washington có thể theo dõi các tàu Bắc Kinh ngay cả khi chúng ở gần bờ biển Trung Quốc, quan chức hải quân Mỹ cho hay. "Tôi cảm thấy khá yên tâm về khả năng đối phó với nhiệm vụ được giao của tàu ngầm Mỹ", đô đốc Sawyer, nói.
Tàu ngầm USS Houston của Mỹ mới trở lại sau nhiệm vụ hoạt động kéo dài 7 tháng ở tây Thái Bình Dương. Dearcy P. Davis, sĩ quan chỉ huy tàu, khi đề cập tới khả năng của USS Houston tự tin nói rằng: "Tàu của ta đi mà không bị ai phát hiện. Chúng ta có khả năng phá bỏ những cánh cửa mà người khác không thể. Đó không phải là một điều tầm thường".
Đô đốc Jonathan Greenert, trưởng cơ quan điều động hải quân, cho biết Mỹ đang chờ xem Trung Quốc sẽ sử dụng những tàu ngầm boomer như thế nào. Ông đặt một loạt câu hỏi như: Trung Quốc có lập đội tuần tra không? Đó sẽ là một đội tuần tra thường xuyên? Hay Trung Quốc sẽ cố gắng để đảm bảo tàu ngầm của mình không bị phát hiện? Greenert cũng không quên thêm rằng tất cả đều nằm trong tính toán của Mỹ.
Tháng 11 năm ngoái, Trung Quốc đơn phương tuyên bố một "vùng nhận dạng phòng không" trên biển Hoa Đông và yêu cầu các nước phải báo cáo lịch trình bay cho Bắc Kinh trước khi xâm nhập vùng này. Nhiều chuyên gia quân sự Mỹ cho rằng Trung Quốc đang cố gắng thực hiện điều tương tự trên Biển Đông mặc dù giới chức nước này phủ nhận và khẳng định không lên kế hoạch cho điều đó.
Nhưng Bắc Kinh vẫn phải đối mặt với nhiều vấn đề nếu muốn triển khai tàu ngầm boomer ở Biển Đông vì tên lửa khai hỏa từ đây có thể bị vô hiệu hóa bởi hệ thống phòng thủ tên lửa tiên tiến thế hệ mới của Washington.
Giáo sư Wu, từng tham gia cuộc đàm phán hạt nhân với Mỹ, lại dự đoán, trong hai thập kỷ tới, Trung Quốc sẽ chế tạo được các tàu ngầm boomer bớt ồn ào hơn, có thể tuần tra ở những vùng nước mở ngay cả khi Mỹ triển khai một hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu.
"Tôi mong Mỹ và Trung Quốc có thể phá vỡ vòng luẩn quẩn này", ông Wu nói, "nhưng tôi cũng không đặt kỳ vọng quá cao".
2.jpg
Vùng nhận dạng phòng không mà Trung Quốc tự ý thiết lập trên vùng biển Hoa Đông. Đồ họa: WSJ
Vũ Hoàng (theo Wall Street Journal)

Nga, Trung hoảng hốt trước đà tiến quân của IS?

Nga và Trung Quốc hiện không thể “bình chân như vại” trước đà lớn mạnh của Nhà nước Hồi giáo và khả năng IS bắt tay với Taliban ở Afghanistan. 

Nga lo ngại đà tiến quân của IS"Nhà nước Hồi giáo" (IS) đã gây nguy cơ đe dọa số phận của hầu như toàn bộ khu vực Trung Đông, nhưng chắc chắn là đà tiến quân của IS sẽ không giới hạn ở đây. Tiếp sau đó, Nhà nước khủng bố, mà so với nó Tổ chức khủng bố khét tiếng "Al-Qaeda" chỉ là một "đốm lửa nhỏ", sẽ hướng tới khu vực nào?
Các nhà phân tích của Nga, Trung Quốc bắt đầu lo lắng về sự lớn mạnh và đà tiến quân của IS - Nhà nước khủng bố đầu tiên trên thế giới. Doanh thu hàng ngày của IS từ việc bán dầu mỏ lên tới hàng triệu USD. Tổ chức này còn sở hữu nhiều loại vũ khí, bao gồm cả xe bọc thép và thậm chí cả máy bay huấn luyện-chiến đấu.
Nguồn lực tài chính rất lớn khiến cho IS mạnh tay chiêu mộ binh lính và đang sở hữu nguồn nhân lực khổng lồ. Theo những ước tính khác nhau, vào tháng 6, “Nhà nước Hồi giáo” mới có 4 nghìn chiến binh nhưng chỉ sau hai tháng con số này đã tăng vọt lên khoảng 50 nghìn tay súng và hiện vẫn không ngừng tăng lên.
Nhưng, nguồn lực quan trọng nhất của IS, mà người ta hầu như không nói tới và đánh giá hết tầm quan trọng của nó là bộ máy tuyên truyền. Các nhà lãnh đạo của phong trào khủng bố này đã tạo ra bộ máy tuyên truyền mạnh mẽ làm việc trên tất cả các mặt trận: phát thanh và truyền hình ở các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng, các cơ sở xuất bản sách và đĩa video, và, tất nhiên, mạng Internet.
Có lẽ, “Nhà nước Hồi giáo” là tổ chức khủng bố đầu tiên trong lịch sử sở hữu các nguồn nhân lực, tài chính, quân sự và bộ máy tuyên truyền lớn như vậy.
Người ta không thể đoán được có bao nhiêu "tế bào ngủ" của tổ chức này trên khắp thế giới. Sự kiện bi thảm gần đây ở Canada buộc người ta phải suy nghĩ lại về những mầm mống của tổ chức khủng bố cực đoan này. Song, xét theo mọi việc có lẽ IS không có ý định tiến vào Bắc Mỹ mà hiện nay nó sẽ hướng tới những khu vực gần hơn.

Bất chấp các cuộc không kích của Mỹ, IS vẫn ngày càng mạnh lên
Theo các nhà phân tích, hiện nay, tổ chức IS có bộ binh tốt nhất trên thế giới. Các tay súng phiến quân này có thể tiếp tục chiến đấu ngay cả trong điều kiện bị không kích, bộ binh IS tích lũy những kinh nghiệm thực tế trong chiến đấu, đoàn kết thành một khối, có tinh thần chiến đấu dai dẳng.
Xét đến vấn đề yếu tố địa lý tác động đến hành động của các phần tử Hồi giáo cực đoan, khu vực Trung Á hiện vẫn còn quá xa. Nhưng, hướng này là một mối đe dọa tiềm năng bởi chỉ cần một biến động chính trị nhỏ hoặc một sự liên kết giữa các nhóm khủng bố trong khu vực là mối đe dọa sẽ trở thành hiện thực.
Ban đầu có lẽ, IS đã vạch kế hoạch tiến vào Baghdad nhưng sau kế hoạch đã thay đổi, IS đang chuyển động theo hướng khác, tạo ra mối nguy cơ đe dọa rất lớn đối với Nga và các nước SNG khác.

IS sở hữu quân đội và nguồn ngân sách cực lớn
Ông Said Gafurov cho biết: "Không nên nghĩ rằng, chỉ có người dân Tajikistan và Uzbekistan sẽ có vấn đề. Những người Hồi giáo cực đoan sẽ tìm được hỗ trợ ở trên địa bàn vùng Trung Á. Có thể tiên lượng rằng, nhiều người dân Taliban sẽ tìm được tiếng nói chung với "Nhà nước Hồi giáo".
Ông nhấn mạnh là, có những dấu hiệu cho rằng, hiện hai tổ chức khủng bố Hồi giáo này đang đàm phán về nội dung đó. Đây là mối đe dọa rất nghiêm trọng đối với một số nước Trung Á và khu tự trị Tân Cương của Trung Quốc. Trong thời gian tới, rất có thể khu vực này sẽ là một điểm nóng mới trên thế giới.
Không chỉ các chuyên gia từ Moscow mới lo lắng về đà tiến quân của IS sẽ gây nguy hại cho an ninh của Nga mà hiện người Trung Quốc cũng đang rất đau đầu khi mới đây, IS đã chính thức điền tên khu tự trị này vào bản đồ "biên giới Nhà nước Hồi giáo".
Trung Quốc “lo sốt vó” khi IS đưa Tân Cương vào bản đồ "Nhà nước Hồi giáo"
Tờ "The Diplomat" của Nhật Bản ngày 22/10 còn đưa một thông tin gây sốc là tổ chức khủng bố al-Qaeda đã gia nhập Tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo và kêu gọi thánh chiến chống lại Trung Quốc ở Tân Cương.

Các chuyên gia đang lo ngại tương lai IS bắt tay với Taliban uy hiếp Trung Á và Tân Cương
Điều đáng lo ngại đối với Bắc Kinh là ngay trong số đầu tiên của tạp chí “Hồi sinh” bằng tiếng Anh (The Resurgence) của al-Sahab, vấn đề đầu tiên được tổ chức này nêu ra lại là ủng hộ người Duy Ngô Nhĩ đòi "Tân Cương độc lập", tách khỏi Trung Quốc, với tên gọi Đông Turkistan.
Trước đó hồi tháng 7, một trùm khủng bố IS, Abu Bakr Al-Baghdadi đã tuyên bố, quyền của người Hồi giáo đang bị xâm phạm ở Trung Quốc, Ấn Độ, Palestine, sau đó IS phát hành bản đồ "biên giới Nhà nước Hồi giáo" và Tân Cương đã được chúng đưa vào bản đồ này.
Những thông tin trên chắc chắn khiến chính quyền Trung Quốc thêm lo lắng bởi cách đây khoảng gần 2 tháng, lần đầu tiên truyền thông Trung Quốc cũng đã cho rằng, có những dấu hiệu cho thấy có sự liên quan giữa Tân Cương, nơi sinh sống của tộc người Duy Ngô Nhĩ với Nhà nước khủng bố IS.
Tờ “Thời báo Hoàn Cầu” (Global Times), phụ san của báo Đảng cộng sản Trung Quốc cho biết, những phần tử từ Tân Cương gần đây có liên quan đến hoạt động của Nhà nước Hồi giáo IS ở Syria và Iraq cũng như "các nhánh" của nhóm khủng bố al-Qaeda ở Đông Nam Á.

Cảnh sát đặc nhiệm Trung Quốc diễn tập chống khủng bố
Những phần tử này sau đó gia nhập lực lượng huấn luyện của IS và chiến đấu tại Iraq và Syria. Nhóm phiến quân Hồi giáo Tân Cương muốn giành được tiếng vang và sự thừa nhận của các nhóm khủng bố quốc tế, thiết lập các kênh liên lạc và phát triển “kinh nghiệm chiến đấu thực tế” trước khi quay trở lại Trung Quốc.
"Mục đích cuối cùng của chúng vẫn là tấn công Trung Quốc" - ông Pan Zhiping, cựu lãnh đạo Viện Nghiên cứu Trung Á thuộc Học viện Khoa học Xã hội Tân Cương, nhận định.
Hồi tháng 5/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã triển khai hoạt động chống khủng bố trên toàn quốc. Và với các thông tin trên, hẳn chính quyền của ông Tập sẽ phải thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa hoạt động này, đồng thời nhanh chóng xích lại gần Mỹ trong cuộc chiến chống lại IS.
Hồi đầu tháng 9 vừa qua, Mỹ đã đề nghị Trung Quốc ủng hộ nỗ lực của Tổng thống Barack Obama tiến tới thành lập một liên minh các quốc gia chống lại nhóm cực đoan IS.

Cảnh sát Trung Quốc rải hàng rào chông trước cửa đồn, chống khủng bố bằng bom xe
Tuy nhiên, cho đến nay Bắc Kinh cũng chưa đưa ra các hoạt động cụ thể nào, trong khuôn khổ Liên minh quốc tế chống khủng bố IS do Mỹ lãnh đạo.
Trong thời gian tới, Trung Quốc không thể còn bình chân như vại được nữa, có khả năng Bắc Kinh sẽ lựa chọn 1 trong 3 hướng đối phó với IS mà hướng đầu tiên là tham gia tích cực vào khối Liên minh quốc tế chống khủng bố IS hiện do Mỹ cầm đầu, để chặn đà tiến của tổ chức này.
Hai là Trung Quốc không tham gia Liên minh chống IS mà chỉ đẩy mạnh công tác chống khủng bố ở Tân Cương, gia cố vành đai biên giới và tăng cường kiểm soát. Ba là Bắc Kinh sẽ vừa tham gia Liên minh “xử lý” IS vừa đẩy mạnh chống khủng bố Tân Cương.
Trên thực tế, có lẽ Bắc Kinh sẽ đi theo hướng thứ 3, tuy nhiên họ sẽ không tham gia vào hoạt động không kích IS mà chỉ góp mặt cho có lệ. Bởi lẽ, trên thực tế, mối nguy hại của Tổ chức này vẫn còn chưa hiển hiện rõ, cho nên, cũng như Nga, Trung Quốc chưa muốn gây chuyện với IS.
Dự kiến trong thời gian tới, Bắc Kinh sẽ tập trung tối đa nhân lực, vật lực cho nhiệm vụ “phòng thủ Tân Cương” nhằm ngăn chặn sự xâm nhập của các phần tử Hồi giáo cực đoan nước ngoài xâm nhập và các thành viên khủng bố “hồi hương”, đồng thời triển khai sâu rộng công tác tình báo nhằm ngăn chặn, phá vỡ các âm mưu khủng bố từ trong trứng nước.


Nhiều nhà phân tích có xu hướng cho rằng, "Nhà nước Hồi giáo" là mối nguy cơ đe dọa nghiêm trọng không chỉ vùng Trung Đông, mà còn khu vực Trung Á. Nhà phân tích chính trị Said Gafurov bày tỏ sự lo lắng là hiện nay lực lượng vũ trang của Tajikistan, Uzbekistan hoặc Turkmenistan không đủ sức chống lại bộ binh "Nhà nước Hồi giáo”. 
Hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng, ngoài Iraq ra, Afghanistan là trung tâm bất ổn ở châu Á. Sau sự thất bại của Mỹ tại nước này, Taliban đã cố tiến lên phía Bắc. Trong tình huống này, Taliban có thể thành lập liên minh với các phần tử Hồi giáo cực đoan ở vùng Trung Đông và trong trường hợp này chiến tranh sẽ bùng nổ trên toàn bộ khu vực. 
Thông báo được đưa ra bởi tổ chức truyền thông al-Sahab, cánh tay tuyên truyền của al-Qaeda. Tổ chức truyền thông này tập trung tuyên truyền mạnh vào khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói chung, đặc biệt là các bài viết kích động người Hồi giáo ở cả Bangladesh, Ấn Độ, Afghanistan và Pakistan.
Tờ báo này cho biết, "những kẻ khủng bố, ly khai và cực đoan" ở Tân Cương thường trốn ra nước ngoài từ các tỉnh miền núi phía nam và tây nam Trung Quốc, nơi có đường biên giới dài, địa hình núi non hiểm trở và việc kiểm soát biên giới lỏng lẻo hơn.
Trong chuyến thăm Mỹ hồi đầu tháng 10, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị tuyên bố tại Lầu Năm Góc rằng Bắc Kinh phản đối mọi hình thức khủng bố và sẵn sàng hợp tác với Mỹ để đối phó với mối đe dọa khủng bố. 

TIN NÓNG: Lãnh đạo sinh viên Joshua Wong bị bắt (Tin mới nhất từ Reuters)

Cuối ngày hôm nay (thứ sáu) hơn 100 sinh viên ủng hộ dân chủ đã tấn công trụ sở chính quyền Hồng Kông và xô xát với cảnh sát.
001 27092014.jpg002 27092014.jpg003 27092014.jpg
Cảnh sát đã dùng bình xịt hơi cay vào những sinh viên biểu tình muốn vượt qua rào cản và hàng rào cao xung quanh khu nhà chính phủ.Lãnh đạo sinh viên Joshua Wong đã gào thét, đấm đá, tuôn máu trên tay khi bị cảnh sát lôi kéo đi giữa những thanh niên sinh viên khác hát to, hô vang và giành giật cứu anh.
004 27092014.jpg Trước khi bị bắt đi, Wong, người thanh niên gầy ốm 17 tuổi đã nói với đám đông ủng hộ anh: "Tương lai của Hồng Kông thuộc về các bạn""Tôi muốn nói với CY Leung và Tập Cận Bình rằng sứ mạng chiến đấu cho cuộc bầu cử sẽ không chỉ từ giới trẻ, mà đó là trách nhiệm của tất cả mọi người", anh hét lên khi nhắn gửi thông điệp đến nhà lãnh đạo Trung Quốc và Hồng Kông."Tôi không muốn cuộc đấu tranh cho dân chủ phải truyền lại cho thế hệ sau. Đây là trách nhiệm của chính thế hệ chúng tôi"
005 27092014.jpg
Khoảng 100 người biểu tình khoác tay khóa vào nhau khi cảnh sát vây quanh bằng khiên chắn kim loại, một số hô vang "bất tuân dân sự".Vào sáng ngày thứ Bảy, khoảng một ngàn sinh viên vẫn ở bên ngoài khu trụ sở chính phủ.
006 27092014.jpg007 27092014.jpg
Nguồn fb: Lê Quốc Tuấn

Tù nhân IS chỉ trích Mỹ và Anh không đàm phán thả con tin

Nhà báo Anh John Cantlie
trong video mới nhất của IS.
Ảnh: 
IBTimes
Nhà báo John Cantlie lên án chính sách không khoan nhượng khủng bố của Mỹ và Anh, đồng thời miêu tả cuộc sống cầm tù của các con tin trong video mới nhất từ nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS).


Theo IBTimes, trong đoạn phim thứ 5 thuộc chuỗi video "Lend me your ears" của IS, Cantlie cáo buộc chính phủ Mỹ và Anh không đàm phán với nhóm khủng bố để đổi lấy sự tự do cho công dân hai nước.
Mô tả mình là "công dân Anh bị chính phủ bỏ mặc và tù nhân bị IS giam giữ gần hai năm", ông giải thích tại sao IS lại thả các con tin châu Âu khác. Nhóm này đã tiến hành các cuộc trao đổi thành công với chính phủ Pháp, Đức và Đan Mạch.
"Trong khi chính phủ các nước khác đàm phám về việc giải cứu con tin, Anh và Mỹ không hề phản hồi, họ hoàn toàn im lặng, không có bất kỳ điều gì được tiến hành".
Tuy nhiên, nhà báo nói thêm rằng, mặc dù các con tin nghĩ rằng mình bị chính phủ bỏ mặc, họ vẫn không từ bỏ hy vọng phương Tây sẽ can thiệp để giải cứu họ. Ông cũng nói về sự kiên cường của các tù nhân.
"Tâm trí con người có khả năng tự vệ vô cùng mạnh mẽ trong những tình huống khó khăn", Cantlie nói.
Cũng trong video này, Cantlie kể lại cuộc sống trong nhà tù của IS. "Hiện giờ, chúng tôi được IS đối xử khá tốt, miễn là chúng tôi không có hành động ngu ngốc như vượt ngục hay làm điều không nên làm", ông cho biết.
"Một vài người trong chúng tôi đã cố gắng chạy trốn. Những kẻ cai ngục xối nước họ để trừng phạt. Những tù nhân Hồi giáo cũng bị các chiến binh IS người Mỹ trừng trị với biện pháp tương tự", Cantlie kể lại.
"Chúng tôi đọc sách, chơi các trò chơi giải trí và thuyết giảng với nhau về các chủ đê thuộc chuyên môn của từng người. Đó không hẳn là một cuộc sống tồi tệ", ông nói tiếp.
Nhà báo Anh John Cantlie, người được cho là tuyên truyền viên bất đắc dĩ của IS, bị bắt cóc ở Syria vào tháng 7/2012. Cantlie từng chỉ trích chiến lược không kích chống IS của Mỹ và cáo buộc Thủ tướng Anh David Cameron sử dụng cái chết của các con tin khác để "thổi bùng ngọn lửa chiến tranh" trong những video trước đó.
Phương Vũ

Phát hiện người đàn ông bí ẩn bay qua phi cơ Airbus 320

Các phi công điều khiển một chiếc máy bay Airbus 320 chở đầy khách, vô cùng sửng sốt khi chứng kiến một "người đàn ông bay" lướt vèo qua phi cơ của họ ở độ cao hơn 1.066 mét.

Người đàn ông bí ẩn bay lướt qua phi cơ Airbus 320 được đặt biệt danh là "Siêu nhân của Macclesfield". Ảnh minh họa: Daily Mail


Người đàn ông bí ẩn bay gần phi cơ Airbus trong phạm vi 100 mét và khiến các phi công bối rối về cách anh ta đang di chuyển xuyên qua không khí, do không ai có thể nhìn thấy tán dù nâng đỡ anh.
Đặc biệt, các phi công thậm chí không thấy dấu hiệu về người đàn ông kỳ lạ trên màn hình radar. Các cuộc kiểm tra kỹ lưỡng hơn cũng không hé lộ bất kỳ người đi dù lượn, vận động viên nhảy dù hay người du hành bằng khinh khí cầu vào thời điểm đó trong khu vực.
Các nhân chứng cho biết, "người bay" đột ngột xuất hiện khi chiếc Airbus 320 di chuyển qua vùng trời Macclesfield và chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay Manchester, Anh. Vì vậy, anh ta được đặt biệt danh là"Siêu nhân của Macclesfield".

Ảnh minh họa

Airprox Board, cơ quan chuyên điều tra các tình huống suýt đâm nhau trong không phận Anh, tuyên bố: "Họ (các phi công) đầu tiên nhìn thấy đối tượng cách vài trăm mét ở hướng 11 giờ, phía trên máy bay khoảng 60 - 90 mét. Đối tượng di chuyển về phía dưới, bên trái máy bay ở khoảng cách 100 - 200 mét.
Phi hành đoàn chỉ nhìn thấy đối tượng lướt qua rất nhanh, nên không có thời gian để thực thi hành động tránh né và họ phỏng đoán đó là một người dùng tán dù. Tuy nhiên, không ai trong họ nhớ đã nhìn thấy tán dù.
Báo cáo chính thức cho biết, sự cố xảy ra vào thứ Sáu, ngày 13/6. Nhưng các tác giả thừa nhận, đây là sự cố 'không may" và 'gây khó chịu' vì không có cách nào chứng thực những gì họ đã báo cáo".
Cơ quan Airprox Board nhấn mạnh thêm rằng, phi hành đoàn cũng không dám chắc đó không phải là một khinh khí cầu hình người. Theo chuyên gia hàng không Chris Yates, đây hoàn toàn là một bí ẩn.

Hải quân Philippines, Mỹ, Nhật tập trận trên Biển Đông

Hải quân ba nước Philippines, Mỹ và Nhật Bản vừa tổ chức tập trận trên Biển Đông, với sự tham gia của nhóm tàu tác chiến do hàng không mẫu hạm USS George Washington dẫn đầu.

Rappler dẫn thông cáo từ Đại sứ quán Mỹ tại Philippines cho hay cuộc tập trận diễn ra trong hai ngày 22 và 23/10 vừa qua ngoài khơi Philippines. Các nội dung tập trận bao gồm thao diễn đội hình, thông tin liên lạc và luyện tập pháo binh, nhằm tăng cường khả năng phối hợp và củng cố liên minh hai nước. 
Philippines đã điều tàu khu trục BRP Gregorio del Pilar (PF 15) của hải quân tham gia cùng nhóm tác chiến của tàu sân bay USS George Washington. 
 Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ. Ảnh minh họa: Rappler
 Tàu sân bay hạt nhân USS George Washington của Mỹ. Ảnh minh họa: Rappler

Tàu khu trục JS Sazanami của lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản cũng góp mặt trong cuộc tập trận kéo dài hai ngày. Theo Thiếu tá hải quân Philippines Marineth Domingo, tàu JS Sazanami hoạt động dưới sự chỉ huy của USS George Washington. 
Hàng không mẫu hạm chạy bằng năng lượng hạt nhân của hạm đội 7 Mỹ, đóng tại Yokosuka, Nhật Bản. Nó có thủy thủ đoàn khoảng 5.500 người, có thể chở đến 80 máy bay. USS George Washington hiện có chuyến thăm cảng tại Manila. 
Philippines và Nhật Bản là hai đồng minh thân thiết của Mỹ, và đều có các tranh chấp với Trung Quốc lần lượt trên Biển Đông và biển Hoa Đông.
Anh Ngọc